7 BƯỚC ĐỂ CÓ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH


Bất cứ một chủ doanh nghiệp nào thì đều mong muốn có những người hâm mộ (Raving Fan). Raving fan là khách hàng trung thành với bạn và sẵn sàng giới thiệu về bạn với người khác. Để có Raving Fan không hề dễ dàng và bạn đã sẵn sàng để thử thách. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 bước để có được khách hàng trung thành.

Theo lý thuyết kinh doanh hiện đại trên thế giới, để có được khách hàng trung thành thì bạn phải trải qua 7 nấc thang khác nhau. Cũng giống như việc leo thang, bạn phải bước từng bước một để leo được lên trên cùng. Với mỗi bước, đều có những khái niệm điểm tới hạn cụ thể để bạn đạt được bước tiếp theo. Để xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, bạn sẽ cần phải bắt đầu từ nấc thang đầu tiên. Khách hàng tốt nhất của bạn được xây dựng từ những tương tác đầu tiên.

Bảy bước để có được khách hàng trung thành gồm:

Bước 1: Khách hàng mục tiêu (Suspect)

 


Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp


Không phải ai cũng là khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cho nữ ở Hà Nội thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là bất cứ những người nào mua mỹ phẩm trong bán kính khoảng 8km. Với chủ doanh nghiệp, bạn phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình để thực hiện các kế hoạch Marketing tiếp theo.

Bước 2: Khách hàng tiềm năng (Prospect)

Khách hàng tiềm năng là những người tỏ ra quan tâm sản phẩm của bạn qua hoạt động Marketing của bạn gồm sms, email, gọi điện,...Sự quan tâm thể hiện qua một cuộc điện thoại, đăng ký thông tin trên website hoặc yêu cầu chào hàng.

Bước 3: Khách mua hàng (Shopper)

Bước thứ ba trong 7 bước để có được khách hàng trung thành chính là khách mua hàng. 

Khách hàng tiềm năng của bạn có một lần sử dụng dịch vụ/ dự án của bạn thì được gọi là khách mua hàng. Với một người quản lý chuyên nghiệp, bạn luôn cần phân biệt khách mua hàng với khách hàng.

Bước 4: Khách hàng (Customer)

Những khách mua hàng có nhiều hơn 1 lần sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của bạn thì mới được coi là khách hàng. Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi đầu tư hầu hết nỗ lực tiếp thị và dịch vụ khách hàng cho khách hàng mới, nhưng lợi nhuận thực sự đến từ việc khách hàng mua lặp lại. Bạn cần dành một phần ngân sách tiếp thị của bạn để đầu tư vào việc nuôi dưỡng các mối quan hệ này. Đây là nhóm quan trọng, và cần được chăm sóc đặc biệt.

 



Khách hàng cần được chăm sóc

Bước 5: Thành viên (Member)

Khách hàng của bạn mà được phát hành thẻ thành viên thì sẽ trở thành thành viên của công ty bạn. Thẻ thành viên có nhiều cấp độ như bạc, vàng, kim cương,... phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.

 



Thẻ thành viên 

Bước 6: Người ủng hộ (Advocater)

Không dễ dàng để một người trở thành người ủng hộ của công ty bạn. Khi một thành viên của bạn bảo vệ bạn, viết chứng thực về sản phẩm của bạn như feedback, đánh giá, bình luật tốt về sản phẩm/ công ty bạn thì họ đã trở thành người ủng hộ.

Bước 7: Người hâm mộ (Raving Fan)

Người hâm mộ là nấc thang cuối cùng mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn đạt được. Bạn sẽ không cần tốn thêm các chi phí Marketing để lôi kéo/ giữ chân khách hàng nữa, họ làm việc hiệu quả hơn cả những nhân viên bạn trả lương hàng ngày.

Người hâm mộ cuồng nhiệt là những khách hàng có niềm tin 100% vào thương hiệu của bạn và không dừng lại cho đến khi họ đã nói với cả thế giới rằng bạn tốt như thế nào. Thật tuyệt vời nếu mỗi khách hàng mục tiêu của bạn đều trở thành Raving Fan phải không nào!

 


7 Bước để có được khách hàng trung thành

Công ty của bạn đã xây dựng kế hoạch để biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng và dần dần trở thành người hâm mộ của bạn chưa? Bạn cần một quy trình thống nhất rõ ràng để quản lý và lên kế hoạch cơ hội của bạn. Với phần mềm CRM chúng tôi xây dựng quy trình bài bản từ những bước đầu tiên để giúp bạn thực hiện điều đó.

Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu triết lý kinh doanh hiện đại với 7 bước để có được khách hàng trung thành. Hành động ngay để thu hút cho công ty thêm nhiều Raving Fan. 

 
Bài viết liên quan
Phân biệt giữa bán hàng đa kênh Multichannel với Omnichannel?

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa Multichannel với Omnichannel và nghĩ chúng giống nhau, đều là bán hàng đa kênh. Việc phân biệt rõ 2 khái niệm này giúp bạn lựa chọn được mô hình tốt hơn cho doanh nghiệp mình và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng.

  • 27, Tháng 3, 2020 lúc 09:32
Quản lý bán hàng đa kênh sao cho hiệu quả?

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa Multichannel với Omnichannel và nghĩ chúng giống nhau, đều là bán hàng đa kênh. Việc phân biệt rõ 2 khái niệm này giúp bạn lựa chọn được mô hình tốt hơn cho doanh nghiệp mình và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng.

  • 26, Tháng 3, 2020 lúc 11:28
Lợi điểm bán hàng độc nhất là gì? vai trò lợi điểm bán hàng độc nhất của doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa Multichannel với Omnichannel và nghĩ chúng giống nhau, đều là bán hàng đa kênh. Việc phân biệt rõ 2 khái niệm này giúp bạn lựa chọn được mô hình tốt hơn cho doanh nghiệp mình và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng.

  • 26, Tháng 3, 2020 lúc 09:03
11 bước doanh nghiệp cần thực hiện ngay hôm nay để đối phó với khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa Multichannel với Omnichannel và nghĩ chúng giống nhau, đều là bán hàng đa kênh. Việc phân biệt rõ 2 khái niệm này giúp bạn lựa chọn được mô hình tốt hơn cho doanh nghiệp mình và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng.

  • 21, Tháng 3, 2020 lúc 11:27
Biến khách hàng trở thành Marketer thực thụ

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa Multichannel với Omnichannel và nghĩ chúng giống nhau, đều là bán hàng đa kênh. Việc phân biệt rõ 2 khái niệm này giúp bạn lựa chọn được mô hình tốt hơn cho doanh nghiệp mình và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng.

  • 19, Tháng 11, 2018 lúc 14:07
BESbswy