XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU (SUSPECT) CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Khách hàng mục tiêu là tầng khách hàng đầu tiên trong 7 bước để có được khách hàng trung thành doanh nghiệp. Muốn có được những khách hàng trung thành với doanh nghiệp, bạn phải chinh phục từng tầng khách hàng. Trước hết, hãy cùng chúng tôi xác định khách hàng mục tiêu (Suspect) của doanh nghiệp ngay!
Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu có thể hiểu là nhóm khách hàng có các đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với đối tượng mà một dịch vụ, sản phẩm thuộc sở hữu của một công ty, doanh nghiệp bất kì mong muốn nhắm đến.
Khách hàng mục tiêu là gì?
Chân dung khách hàng mục tiêu có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần.
Vì sao cần xác định khách hàng mục tiêu?
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp bán hàng xa xỉ, bạn lập một chiến dịch marketing để quảng bá ở vùng miền núi khó khăn thì không thể mang lại hiệu quả. Chính vì thế, bạn cần khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào đối tượng này để xúc tiến các hoạt động tiếp thị, marketing, tận dụng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra.
Vì sao cần xác định khách hàng mục tiêu
Thêm vào đó, xác định chân dung khách hàng mục tiêu cũng giúp mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã có kiến thức về sản phẩm, có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Các chiến lược nội dung, khuyến mãi đi kèm nếu thực hiện tốt, đủ thu hút sẽ khiến cho các đối tượng này đi đến bước tiếp theo, trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tiến tới những bậc thang cao hơn trong 7 bước để có được khách hàng trung thành.
Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào?
Xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiểu được những lợi ích tuyệt vời đó, có các bước để xác định chân dung khách hàng mục tiêu như sau:
Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết
Doanh nghiệp có thể chỉ rõ khách hàng mục tiêu doanh nghiệp bằng việc dựa vào những phân tích, nhận định chủ quan, nghiên cứu trên số liệu tổng thể thị trường. Thêm vào đó, xác định nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giúp bạn đưa ra những nhận định chính xác hơn khoanh vùng về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình.
Các bước để xác định khách hàng mục tiêu (Suspect) của doanh nghiệp
Bước 2: Đưa ra đánh giá dựa vào số liệu thực tiễn
Nghiên cứu lý thuyết là một bước quan trọng trong việc xác định SUSPECT của doanh nghiệp nhưng chưa đủ. Doanh nghiệp xác định nhóm khách hàng này dựa vào số liệu thực tiễn. Sau một thời gian thử nghiệm và có những số liệu thực tế, doanh nghiệp xác định được nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng về sản phẩm, khoanh vùng được những đối tượng khách hàng mục tiêu của từng chiến lược marketing mà doanh nghiệp hướng đến.
Mỗi doanh nghiệp cần list thông tin cụ thể liên quan đến khách hàng mục tiêu như: Độ tuổi khách hàng, Giới tính, Khu vực sống, Tình trạng hôn nhân, Sở thích, Nhu cầu,...
Như vậy, chúng ta vừa cùng đi tìm hiểu về tầng khách hàng đầu tiên trong 7 bước để có được khách hàng trung thành với doanh nghiệp và cách xác định nhóm khách hàng mục tiêu này. Mong rằng, sau bài viết bạn sẽ có những thông tin hữu ích để áp dụng vào cho doanh nghiệp mình.